4 lầm tưởng phổ biến về Marketing và sự thật về Marketing Communication

Những sai lầm và sự ngộ nhận phổ biến của những người được xem là đang làm marketing. Thực sự marketing có đơn giản như họ nghĩ? Hãy cùng xem bài viết bên dưới để hiểu rõ hơn về marketing communication (Ngành tiếp thị – truyền thống) bạn nhé.

1. Giỏi làm Facebook, Google adwords, SEO,… chắc chắn biết làm Marketing

Sai lầm lớn nhất của doanh nghiệp là tôn thờ công cụ quảng cáo! Hãy nghĩ lại, Marketing là tư duy, chứ không phải công cụ. Người có tư duy sẽ biết cần phải làm gì khi không biết nhiều về công cụ, không có công cụ, thậm chí không có tiền.

Người giỏi công cụ chưa chắc đã biết gì về Marketing, chỉ cần một thay đổi nhỏ về thuật toán, hoặc sản phẩm khác, môi trường khác… là kinh nghiệm coi như về 0.

Giả dụ một ngày Facebook sập chẳng hạn. (Cũng không xa vời đến thế đâu. Nhớ 10 năm trước Yahoo!360 từng hot thế nào rồi chứ. Giờ bạn có thấy ai dùng nó nữa không?).

Hoặc là bạn có tư duy Marketing và nhảy tung tăng sang một môi trường mới với rất ít thời gian thích nghi. Hoặc phương án 2 là lại lếch thếch đi học một khoá vận hành công cụ?! Hoặc là bạn có tư duy, hoặc là lại lếch thếch đi học công cụ.

2. Marketing là quảng cáo, PR, tiếp thị,…

Giống như “Con voi là cái tai, cái vòi, cái đuôi và… n cái khác” – cực kỳ phiến diện và khiến mọi người nhầm lẫn hoàn toàn giữa các khái niệm. Bản thân từ “Marketing” không thể dịch chính xác sang tiếng Việt, thế là có đến “5 người, 10 ý” về từ này, nghề này hay người làm nghề này.

Vậy Marketing tóm gọn là gì?

Marketing ngắn gọn là đáp ứng nhu cầu khách hàng và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Cái khác biệt lớn nhất giữa Marketing và các đối tượng còn lại là tư duy:

Tư duy của người làm PR: làm thế nào để người khác (báo chí, khách hàng) chủ động nói tốt về mình.

Tư duy của người làm Sales: làm thế nào để người khác mua hàng của mình, càng nhiều càng tốt, miễn đẩy được hàng đi, thu được tiền về thì mọi phương tiện (khuyến mãi, giảm giá, trò chơi,…) đều là hợp lý.

Tư duy của người làm Branding: làm thế nào để hình ảnh công ty in thật đậm vào tâm trí người dùng nhất có thể, tiêu tiền bao nhiêu cũng là hợp lý, nhưng thu tiền về thì không nặng nề như Sales.

Tư duy của Marketing: là thống nhất và kết hợp, điều chỉnh hài hoà tất cả các tư duy trên. Marketing đặt mục tiêu thoả mãn tối đa nhu cầu khách hàng để đem về lợi nhuận, thị phần, thương hiệu. Tư duy của Marketing hướng đến người tiêu dùng để nhận về lợi nhuận.

3. Chỉ doanh nghiệp lớn mới cần làm Marketing, bởi vì nó rất tốn kém

Đây là một quan niệm sai lầm và nguy hiểm. Marketing sẽ quyết định doanh nghiệp bán cái gì, bán cho ai, bán như thế nào. Vậy nếu không có bộ phận Marketing hoặc không ai có tư duy Marketing trong công ty, việc này sẽ được quyết định ra sao?

Hay doanh nghiệp thích sản xuất cái gì thì sản xuất cái đấy, giỏi làm cái gì thì làm cái đấy, còn bán hàng như thế nào là việc của Sales? Về lâu dài chưa biết sản phẩm sẽ đi về đâu chứ chưa nói đến “thương hiệu”?!

Nếu nói rằng làm Marketing rất tốn kém, doanh nghiệp không đủ lớn không thể làm được ư?

Điều này chưa chính xác bởi làm Marketing là cả một quá trình, với rất nhiều yếu tố để đạt được mục tiêu chứ không chỉ đốt tiền chạy quảng cáo.

Với nền tảng tư duy Marketing vững chắc, bạn thậm chí có cách thoả mãn nhu cầu khách hàng với chi phí tối thiểu!

4. Phải thật sáng tạo!

Vì sao em thích làm Marketing? Vì em rất thích được sáng tạo!
Hoặc:
– Anh thấy tư duy em ổn lắm, kỹ năng cũng được nè. Sao không làm Marketing?
– Thôi thôi. Em không có nghệ sĩ, không có sáng tạo làm Marketing sao nổi.
– Sai! Sai! Ngàn lần sai! Sáng tạo dĩ nhiên là tốt, nhưng với nghề này nó không phải là yếu tố quyết định!
– Marketing là “sáng tạo” dựa trên thực tế thị trường.

Tức là bạn sẽ phải dành phần lớn thời gian nghiên cứu tất cả mọi thứ (sản phẩm, thị trường, đối thủ, khách hàng,…) rồi từ đó quyết định xem nên bán cái gì, bán cho ai, bán như thế nào, kế hoạch ra sao cho phù hợp nhất.

Marketing yêu cầu một cái đầu biết tư duy đúng và chuẩn hay còn gọi là tư duy khoa học. Nếu chỉ ăn bằng vốn sáng tạo đơn thuần, thì bạn nên theo ngành quảng cáo thay vì Marketing.

Chúng tôi cũng lưu ý bạn, muốn sáng tạo trong Marketing, thì vẫn phải hiểu về insights (sự ngầm hiểu) và hành vi của khách hàng bạn nhé.

Vừa đi hết một chặng đường dài qua 4 sai lầm phổ biến về Marketing, đọc đến đây chắc các bạn đã hoang mang không ít. Liệu bạn đã hiểu đúng về Marketing? Bạn đã tự có câu trả lời cho mình rồi đúng không.

KHÁI QUÁT VỀ MARKETING

Chung quy, marketing dù trong thời đại nào vẫn tuân thủ những nguyên lý cơ bản của quản trị mối quan hệ, quản trị quá trình giao tiếp của doanh nghiệp với khách hàng. Đọc xong chỉ thấy ngành mình đang làm quá rộng lớn và có quá nhiều thứ để học, để làm.

Marketing rộng, phần nhiều chúng ta sẽ bắt đầu với communication. Riêng nhánh này, để hiểu đúng có thể sẽ thế này.

+ Marketing Communication / Media
+ Marketing Communication (Ngành truyền thông).

Chữ Communication được dịch là ra truyền thông, nhưng nó cần được hiểu là “giao tiếp”, là “quá trình giao tiếp”. MarCom là ngành quản trị giao tiếp giữa doanh nghiệp với người dùng.

Ngành này phức tạp, bởi mọi thứ đơn giản trên đời này đều được các bạn làm MarCom làm cho phức tạp lên. Nhưng chung quy có thể hiểu rằng để giao tiếp với khách hàng, doanh nghiệp có mấy cách sau:

Trực tiếp:
+ Sale
+ Advertising

Gián tiếp:
+ PR
+ Marketing Media (cũng được dịch là ngành truyền thông).

Chữ Media được dịch là truyền thông, nhưng nó cần được hiểu là “phương tiện giao tiếp”, “công cụ giao tiếp”, “kênh giao tiếp”. Ngành MarMe là ngành quản trị các kênh tiếp cận trong giao tiếp giữa doanh nghiệp với người dùng. Tức là, người dùng ở đâu, doanh nghiệp chạy theo đó.

Các cách thức, công cụ, kênh giao tiếp này là TV, báo, đài, bảng hiệu ngoài trời,… Sau này internet lên ngôi thì có thêm các kênh tiếp cận mới như mail, website, display ads, SMS, social,… mà người ta gom lại gọi một cách thần thánh với cái tên Digital Marketing.

Bản chất của MarCom không thay đổi, quá trình giao tiếp diễn ra vẫn chỉ có hai phương thức là trực tiếp hoặc gián tiếp, trên bất kỳ kênh tiếp cận nào cũng vậy, cho dù hiện đại hay truyền thống.

Digital Media là bắt buộc, bởi nó phát triển dựa trên sự thay đổi về hành vi giao tiếp của con người, của tất cả chúng ta. Vì vậy, khi học PR hay Advertising thì cần học luôn về Digital. PR trong kỷ nguyên digital, Advertising trong kỷ nguyên digital. Các bạn mới vào MarCom thì cứ bình tĩnh đi từ từ, tìm hiểu từng cái rộng đến cái sâu, từ cái nhỏ đến lớn, làm từ thấp lên cao.

Phải hiểu về Sale, về Marketing, rồi mới đến PR, Advertising. Còn digital thì chắc chắn rồi.

Nguồn: internet / Techcrunch

Start typing and press Enter to search

Shopping Cart