Hướng dẫn lên kế hoạch marketing khai trương cửa hàng

Trước khi tổ chức bất kỳ hoạt động nào cũng cần phải có kế hoạch marketing rõ ràng. Nếu như không đề ra được ngay từ đầu thì sẽ không tiếp cận được với khách hàng tiềm năng. Cuối cùng, khi đã mất một đống tiền và chẳng thu lại được lợi nhuận gì thì việc nhận ra tầm quan trọng của marketing giờ đây có lẽ đã muộn.

Kế hoạch marketing khai trương cửa hàng

1. Hiểu rõ mục tiêu hướng tới

Bạn hãy nhớ rằng, kế hoạch marketing chỉ có một mục tiêu làm kim chỉ nam xuyên suốt. Nếu như đặt ra quá nhiều định hướng thì dễ khiến cho việc triển khai gặp nhiều khó khăn, thiếu hiệu quả.

Bên cạnh đó, mục tiêu của mỗi giai đoạn cũng khác nhau. Vậy, hãy lên một kế hoạch tổng thể nhất, phân chia thành các giai đoạn để biết chúng ta cần gì, tập trung cho mục tiêu cụ thể nào.

Gợi ý một số mục tiêu cho ngày khai trương cửa hàng:

  • Lượng khách hàng đến tham quan
  • Khách hàng mới
  • Quảng bá thương hiệu
  • Định vị sản phẩm
  • Doanh số ngắn hạn
  • Doanh số dài hạn
  • Chăm sóc khách hàng
  • Lưu trữ dữ liệu

Chúng tôi sẽ đưa ra ví dụ cụ thể cho một cửa hàng mỹ phẩm như sau. 3 tháng trước thời điểm khai trương, cần đưa ra được những mục tiêu:

  • Thu hút khách hàng mới đến shop thông qua event. Trong vòng 1 tháng kế tiếp, xem khách hàng có quay lại hay không?
  • Triển khai ưu đãi để thúc đẩy doanh số ngắn hạn.
  • Quảng bá thương hiệu trên các diễn đàn, mạng xã hội (Facebook, Zalo, Youtube,…) các kênh thương mại điện tử,…
  • Cuối cùng, chuẩn bị phương án tiếp theo cho thúc đẩy doanh số dài hạn.
2. Hiểu rõ khách hàng

Nghĩa là những sản phẩm của bạn sẽ bán cho ai. Điều này phải cần được khảo sát kỹ lưỡng và hiểu sâu về từng nhóm đối tượng, chẳng hạn họ có sở thích gì, hành vi như thế nào.

Quay trở lại với ví dụ chọn đối tượng cho cửa hàng mỹ phẩm bên trên. Lấy sản phẩm là các dòng bình dân đến tầm trung. Hiện nay thường có những tệp khách hàng chính như sau:

  • Từ 15 – 18 tuổi: Các bạn học sinh cấp 3
  • Từ 19 – 21 tuổi: Các bạn sinh viên
  • Từ 22 – 25 tuổi: Các bạn dân văn phòng trẻ

Các phân khúc này được xác định thông qua phiếu khảo sát từ các thương hiệu. Có thể thấy tỷ trọng khách hàng khá đồng đều từ độ tuổi 15-25. Và là những khách hàng nữ. Khung giờ buổi tối là thời điểm đông nhất. Bởi những đối tượng này ban ngày phải đi học, buổi tối sẽ rảnh hơn. Trong khi nhóm 22-25 là nhóm mang đến nguồn thu lớn nhất.

Như vậy, việc hiểu và phân tích đúng khách hàng để triển khai các chương trình marketing là vô cùng cần thiết. Đã có nhiều đơn vị thành công trong ngày khai trương nhờ điều này.

3. Hoạt động marketing
3.1. Social media (Facebook, Instagram, Zalo…)

Đơn vị nào khi mới khai trương cũng cần được thông tin trên mạng xã hội. Người Việt Nam hiện nay ưa chuộng dùng Facebook và Instagram. Đừng quên trả lời comment, inbox thật nhiệt tình để thể hiện sự chu đáo của bạn đối với khách hàng nhé.

Không chỉ là thu hút tối đa sự quan tâm của khách hàng, mà nó còn mang đến những lợi ích như:

  • Cung cấp thông tin hữu ích
  • Kênh tương tác tự nhiên giữa người bán và khách hàng
  • Nhận review, feedback của khách hàng với sản phẩm
  • Quảng bá thương hiệu xuyên suốt
  • Chạy quảng cáo trên kênh social
  • Chăm sóc khách hàng
3.2. Thường xuyên triển khai các chiến dịch offline/ online

Tùy theo mỗi giai đoạn mà các thương hiệu sẽ cần đến những chiếc dịch khác nhau để khách hàng không bị lãng quên. Chúng giúp giải quyết được một số vấn đề như sau:

  • Thu hút thêm khách hàng tiềm năng
  • Tăng doanh số
  • Đưa thương hiệu đến gần hơn với khách hàng
  • Tạo tính viral, truyền tải thông điệp
  • Tạo ra sự hấp dẫn, mới mẻ cho khách hàng cũ.

Việc triển khai chiến dịch mới, ưu đãi, khuyến mãi, là yếu tố vô cùng quan trọng để thu hút khách hàng. Nhưng để họ thực sự cảm thấy đây là sản phẩm đáng mua, thì phải dựa vào concept tổ chức. Cần đảm bảo những yếu tố sau:

  • Khuyến mãi trong ngày khai trương hấp dẫn (sale upto) để nhắm vào mục tiêu thúc đẩy doanh số ngắn hạn.
  • Concept chương trình phải thực sự khác biệt, không trùng lặp với đối thủ.
  • Thông điệp mang đến, phù hợp với sản phẩm và đối tượng.
  • Hình ảnh xuyên suốt, nhận diện thương hiệu.
  • Thu thập dữ liệu (data) để chuẩn bị cho những chiến dịch sau đó.

Một số bước để triển khai marketing cho chiến dịch đó là:

  • Xác định mục tiêu/ đối tượng rõ ràng.
  • Đánh giá về nguồn lực, chi phí thực hiện.
  • Lên ý tưởng, thông điệp và hình ảnh truyền thông.
  • Lên kế hoạch quảng cáo ở các kênh bán hàng.
  • Phân bổ ngân sách hợp lý.
  • Đo lường hiệu quả.
  • Dự trù cho sự thành công/ thất bại.
  • Nhận phản hồi và rút kinh nghiệm.

Tùy theo mục đích cụ thể mà bạn sẽ sẽ triển khai trong vòng bao lâu, thời gian thế nào. Nhưng hãy cố gắng để có thể đạt được theo như kế hoạch đã đề ra bạn nhé.

3.3. Bán hàng online thông qua sàn thương mại điện tử

Có rất nhiều nền tảng thương mại điện tử cho các lĩnh vực. Với ví dụ về shop mỹ phẩm thì bạn có thể chọn Shopee, Lazada, Tiki, Sendo. Chúng đang phát triển rất mạnh với lượng người dùng có sẵn. Các chương trình marketing của các nền tảng này cũng thường xuyên thay đổi, có lợi cho khách hàng để họ tin tưởng sử dụng nhiều hơn.

Đặc biệt trên Shopee, thường xuyên có những chiến dịch giao hàng miễn phí, tặng mã giảm giá. Nếu khách hàng đặt hàng thông qua trang này sẽ có rất nhiều ưu đãi.

Các nền tảng này không cam kết đảm bảo doanh thu cho bạn. Do đó, bạn sẽ phải chủ động nhiều hơn bằng việc đăng nhiều sản phẩm, giá bán hợp lý, chăm sóc khách hàng tốt. Hơn nữa là tham gia vào các chiến dịch của nền tảng để có sự hỗ trợ về bán hàng tốt nhất.

3.4. Phối hợp cùng một số thương hiệu đối thủ

Cửa hàng mỹ phẩm của bạn có thể phối hợp cùng một số thương hiệu khác để bán chéo, kết hợp phát voucher, mã giảm giá của nhau.

Việc cùng nhau triển khai chiến dịch, hỗ trợ các hoạt động marketing của nhau còn tốt cho tất cả các bên. Song đứng trên lập trường là một người chủ thì bạn nên cân nhắc giữa được và mất. Có những quyết định sao cho đúng đắn nhất bạn nhé.

4. Đo lường hiệu quả kế hoạch marketing

Đây là khâu quan trọng nhất của mọi kế hoạch marketing. Bởi nếu không đo lường, mọi hoạt động và kết quả đều trở nên vô nghĩa. Có nhiều hạng mục tham khảo dành cho bạn:

– Làm phiếu khảo sát: Trong ngày khai trương cửa hàng, đối với những người đến tham quan, trực tiếp trải nghiệm sản phẩm của bạn thì nên phát phiếu khảo sát. Câu hỏi chẳng hạn như: “bạn biết đến chương trình từ đâu?”, “bạn cảm thấy có gì ấn tượng nhất?”, “bạn mong muốn điều gì hơn nữa?”.
– Tặng Voucher giảm giá: Nhằm đánh giá tỉ lệ yêu thích hãng và quay lại của khách hàng.
– Số lượng đơn hàng bán ra: Có nhiều hay không, có được như mong muốn không, thống kê giữa các ngày với nhau và đánh giá.
– Doanh thu đạt được: Giữa ngày thường và những ngày tổ chức hoạt động marketing như thế nào. Dựa trên sự tăng trưởng hay sụt giảm đơn hàng thì bạn sẽ đánh giá được có hiệu quả hay không.

5. Một số ý tưởng marketing độc đáo

– In sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp trên danh thiếp công ty.
– Luôn mang theo danh thiếp và để lại chúng cho những người bạn cảm thấy họ quan tâm, hoặc họ đang sắp trở thành khách hàng tiềm năng của bạn.
– Tham gia hội thảo, tổ chức thương mại liên quan đến ngành hàng của bạn.
– Xây dựng các mẫu quảng cáo hấp dẫn, bắt mắt, thêm khung phản hồi bên dưới để thu hút sự quan tâm và thu thập thông tin khách hàng.
– Viết những câu chuyện vui, cuốn sách nhỏ có tính lan truyền liên quan đến sản phẩm mà bạn đang cung cấp.
– Tạo ra slogan, khẩu hiệu dễ nhớ, đơn giản và in chúng trên các ấn phẩm truyền thông.
– Thu thập review khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm của bạn để in trên các tài liệu quảng bá.
– Hô biến mình thành chuyên gia trong lĩnh vực và viết bài cung cấp thông tin cho người đọc.
– Viết thông cáo báo chí, những bài PR sản phẩm cho báo chí.
– Biến mỗi nhân viên marketing thành người tiếp thị hoàn hảo.
– Thiết kế đồng phục cho nhân viên, khẩu hiệu và biểu tượng cửa hàng.
– Thuê người nổi tiếng, KOLs, influencer quảng bá.
– Xây dựng các chương trình riêng về chuyên môn của bạn, trình bày trên các trạm phát sóng ở những nơi đông người.
– Sử dụng máy trả lời, hệ thống thư thoại để gửi cho khách hàng, bao gồm thông tin về công ty.
– Mời những người có uy tín đến cửa hàng trải nghiệm sản phẩm và mời phóng viên đến ghi lại hình ảnh này.
– Đường dây nóng miễn phí là cần thiết để bạn giải đáp thắc mắc của khách hàng.
– Thiết kế các sản phẩm đặc biệt như bút, lót chuột, cốc uống nước, túi có in logo cửa hàng bạn.
– Làm gian hàng triển lãm, tổ chức hội chợ.
– Tài trợ cho cộng đồng, đóng góp cho các tổ chức từ thiện, đấu giá.
– Nhất thiết phải có trang web quảng cáo liệt kê doanh nghiệp tốt nhất trong lĩnh vực và phải có tên đơn vị bạn.
– Thiết kế email quảng cáo, bản tin hàng hóa là một ý tưởng marketing cần có trong ngày khai trương.
– Cảm ơn, tri ân bằng những bữa tiệc ngọt tại cửa hàng của bạn.
– Đăng tải nhiều video, hình ảnh công ty, sản phẩm bạn trên nhiều kênh.
– Khuyến mãi, tặng kèm sản phẩm tạo thành gói hàng đặc biệt, có ý nghĩa về mặt tinh thần.
– Tổ chức khuyến mãi, ưu đãi định kỳ cho khách hàng thân thiết.
– Thiết kế blog riêng biệt chuyên cung cấp thông tin hữu ích về lĩnh vực của bạn. Để khách hàng có được cái nhìn tổng quan nhất.

Kế hoạch marketing khai trương cửa hàng dù hoành tráng đến đâu, nhưng chuẩn bị không tốt thì khả năng thất bại cũng rất cao. Trong đó, có những thứ dù nhỏ nhặt cũng ảnh hưởng đến quá trình tổ chức, chẳng hạn như bữa tiệc tea-break nho nhỏ cho khách hàng trong ngày khai trương.

Theo Trái Cây Vuông Tròn

Start typing and press Enter to search

Shopping Cart